1.Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.Đại cương
1.1.1. Đại cương:
Hội chứng tăng lipid máu hay còn gọi là hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid (RICH) máu được coi là yếu tố quan trọng, liên quan mật thiết tới sự hình thành và phát triển của bệnh vữa xơ động mạch. Vữa xơ động mạch là bệnh thường xảy ra ở các động mạch vừa và lớn, thể hiện bằng hai loại tổn thương cơ bản, đặc trưng là: mảng vữa xơ giàu Cholesterol và tổ chức xơ, xảy ra ở lớp nội mạc và 1 phần lớp trung mạc, làm hẹp lòng động mạch, gây cản trở việc nuôi dưỡng các cơ quan tổ chức.
1.1.2. Cấu trúc hóa học của các thành phần lipid máu
Là sự kết hợp cơ bản giữa một alcol và 1 axit béo nhờ liên kết este. Trong các acid béo không no có acid béo no và acid béo không no. Các acid béo không no là những acid béo cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, có nhiều trong thành phần của dầu thực vật.
Các alcol như glycerol và sterol kết hợp với các acid béo tạo ra glycerid và Cholesterol. Một số alcol khác như alcol cyrelic, alcol cetylic khi kết hợp với các acid béo tạo ra các chất dự trữ, giữ vai trò bảo vệ, không giữ vai trò chuyển hóa quan trọng.
1.1.3. Phân bố các lipid trong cơ thể:
Các lipid trong cơ thể được phân bố ở 3 khu vực:
- Khu vực cấu trúc: có trong tất cả các tổ chức và nguyên sinh chất, bao gồm nhiều loại lipid phức tạp có hoạt tính chuyển hóa yếu.
- Khu vực dự trữ: tạo nên lớp mỡ dự trữ mà thành phần chính là Triglycerid, ở khu vực này luôn có quá trình sinh và thoái biến lipid.
- Khu vực lưu hành: ở khu vực này lipid được kết hợp với 1 loại protein, được gọi là apoprotein, chuyển thành dạng hòa tan, mang tên lipoprotein lưu hành trong máu.
1.1.4. Các lipoprotein:
- Chylomicron: được tạo ra do các tế bào niêm mạc ruột, mang apoprotein A, B, C và E.
- VLDL (verylow density lipoproteins): có tỷ trọng rất thấp, chủ yếu do gan tổng hợp, một phần do ruột tổng hợp, mang các triglycerid nội sinh và mang các apoprotein B, C, E.
- LDL (Low density lipoproteins): là lipoprotein có tỷ trọng thấp, do gan tổng hợp từ chuyển hóa VLDL mang Cholesterol đi các tổ chức.
- HDL (High density lipoproteins): là lipoprotein có tỷ trọng cao, được tổng hợp từ gan, ruột, một phần từ các thành phần lipid và apoprotein bề mặt sau khi thoái giáng các lipoprotein giàu triglycerid có nhiệm vụ mang Cholesterol từ tổ chức và gan.
- IDL (Inter mediary density lipoproteins): là các lipoprotein có tỷ trọng trung bình, bao gồm những thành phần còn lại sau khi chuyển hóa VLDL.
- Lipoprotein (a) do gan tổng hợp, chứa 42% Cholesterol este hóa, 8% Cholesterol tự do.
Trong các lipoprotein thì Chylomicron và HDL không gây nên vữa xơ động mạch; LDL, VLDL, IDL và đặc biệt là lipoprotein (a) thường gây nên vữa xơ động mạch.
1.1.5. Các Apoprotein:
Các Apoprotein có nhiều chức năng quan trọng:
- Chức năng cấu trúc như apo B với VLDL, LDL.
- Chức năng nhận biết như các apo B, E với các cảm thụ đặc biệt có trong tế bào.
- Chức năng hoạt hóa hay ức chế hoạt động của một số men.
1.2. Chẩn đoán:
- Thể trạng béo phì là yếu tố nguy cơ cao.
- Các Cận lâm sàng sinh hóa: chủ yếu là dựa vào 3 chỉ tiêu ban đầu như Cholesterol (CT), triglycerid (TG) và HDL - C.
Trên lâm sàng, được chẩn đoán có Hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu khi tăng CT (> 5,2 mmol/l), TG (>2,3mmol/l) giảm HDL - C (<0,9mmol/l).
Trong nghiên cứu, người ta còn làm một số Cận lâm sàng chuyên sâu như LDL - C, Apoprotein...
1.3. Điều trị:
1.3.1. Chế độ ăn uống: được thực hiện trước tiên, trước khi dùng thuốc.
- Giảm mỡ động vật, giảm Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, ốc, bơ...Tăng cường dầu thực vật, giảm chất ngọt, rượu, bia.
1.3.2.Thuốc:
Ngày nay người ta đã tìm ra nhiều loại thuốc có hiệu lực để điều trị chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là: Nhựa trao đổi ion như Cholestyramin, Colestipol, các acid nicotinic, các acid béo không no, các fibrat và các statin.
2. Y HỌC CỔ TRUYỀN
2.1. Bệnh danh: "Đàm ẩm"; "Đàm trệ"
2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
2.2.1. Thể thấp nhiệt uất kết:
Do thấp nhiệt uất kết tại tỳ, vị, hoặc do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo ngọt làm tổn thương tỳ mà sinh đàm trọc.
2.2.2. Thể tỳ hư thấp thịnh:
Tỳ khí không đầy đủ, không đảm nhiệm được chức năng vận hóa và thăng thanh giáng trọc, làm cho tân dịch không hấp thụ được mà chuyển thành thấp, thấp ngưng tụ tạo thành đàm.
2.2.3. Thể vị nhiệt:
Cơ thể vốn nhiệt thịnh hoặc ăn quá nhiều chất cay ngọt, lâu ngày sinh thấp nhiệt ở trong, gây bế tắc, làm tính chất của các đồ ăn vận chuyển kém, tụ lại thành đàm.
2.2.4. Thể can uất hóa hỏa:
Do yếu tố thất tình kéo dài, thường xuyên lo buồn cáu giận, tinh thần căng thẳng, làm cho can uất hóa hỏa, dẫn đến đàm ngưng khí kết.
2.2.5. Thể tỳ thận đều hư:
Tỳ thận tổn thương, thận dương không đầy đủ chức năng chưng hóa suy giảm làm cho thấp ngưng lại, tạo thành đàm. Hoặc thận âm suy hao, âm hư hỏa vượng, hỏa chưng đốt chưng đốt tân dịch cũng tạo thành đàm.
2.2.6. Thể Khí trệ huyết ứ:
Bệnh nhân mắc các chứng bệnh đã lâu ngày, dẫn đến khí cơ không thông, lạc mạch bất lợi, làm cho khí trệ huyết ứ, hậu quả dẫn đến đàm trọc ứ trệ.
2.3. Biện chứng luận trị:
2.3.1. Thể thấp nhiệt uất kết:
*) Chứng trạng: Bụng đầy tức, thân thể nặng nề, da và khoang mắt có ban màu vàng. Buồn nôn, ăn uống kém, tiểu tiện vàng, mạch hoạt sác, rêu lưỡi vàng.
*) Pháp điều trị: Thanh thấp nhiệt ở lý.
*) Bài thuốc: Tiêu chi phương
- Quyết minh tử
|
15g
|
- Hà diệp
|
12g
|
- Trạch tả
|
12g
|
- Phục linh
|
15g
|
- Cúc hoa
|
12g
|
- Nhẫn đông đằng
|
15g
|
- Mễ nhân
|
15g
|
- Ngọc mễ tu
|
10g
|
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Bài thuốc này dùng Quyết minh tử thanh can, sáng mắt, lợi thủy thông tiện, phối ngũ với Hà diệp, Cúc hoa, Nhẫn đông đẳng, thanh nhiệt lợi thấp; Phục linh, Mê nhân kiện tỳ lợi thấp; Trạch tả, Ngọc mễ tu thanh nhiệt lợi thấp; Các thuốc phối hợp với nhau, cùng đạt hiệu quả kiện tỳ lợi thấp, thanh nhiệt lợi thủy.
2.3.2. Thể tỳ hư thấp thịnh:
*) Chứng trạng: Bụng trướng, ăn kém, cơ thể nặng nề, phù thũng, tiểu ít, đại tiện hơi nát, rêu lưỡi trắng nhớt, lưỡi bè, mạch hoạt.
*) Pháp điều trị: Kiện tỳ, hóa đàm, trừ thấp.
*) Bài thuốc: Giáng Chi linh
- Nhân trần
|
15g
|
- Hắc sơn chi
|
09g
|
- Thương truật
|
09g
|
- Hoàng bá
|
09g
|
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Thương truật kiện tỳ, táo thấp, giải uất, tác dụng bổ sung sự không đầy đủ của tỳ khí, biến hóa cái dư thừa của thấp đờm; Phối ngũ với Nhân trần, Sơn chi, Hoàng bá thanh nhiệt, tả hỏa, lợi thấp làm nên tác dụng của toàn bài thuốc kiền tỳ khu đờm, thanh nhiệt ráo thấp.
2.3.3. Thể vị thực nhiệt:
*) Chứng trạng: Thân hình chắc, ăn nhiều, hay đói, miệng khát muốn uống. Đại tiện bí kết, mạch huyền có lực. Rêu lưỡi vàng dày, nhớt.
*) Pháp điều trị: Thanh lý nhiệt.
*) Bài thuốc: Thanh Thông ẩm
- Hồ hoàng liên
|
10g
|
- Phiên tả diệp
|
10g
|
- Sinh đại hoàng
|
10g
|
- Sinh địa
|
15g
|
- Hạ khô thảo
|
12g
|
- Thảo quyết minh
|
12g
|
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Phiên tả diệp, Sinh Địa hoàng tả nhiệt dẫn trệ, phá ứ, hành huyết, tác dụng thông phủ thực ở Dương minh, làm quân; Hoàng liên, Hạ khô thảo, Thảo quyết minh đều đắng lạnh, tác dụng thanh nhiệt tả hỏa thông tiện, thanh can tán kết lợi tiểu, là thần; Phối hợp với Sinh địa mát huyết chỉ huyết, làm tá. Tác dụng toàn bài là thanh vị thông phủ, mát huyết thông tiện.
2.3.4. Thể can uất hóa hỏa:
*) Chứng trạng: Người bứt rứt dễ cáu, đau đầu váng đầu, miệng khô, họng khô, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khô táo, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền.
*) Pháp điều trị: Thanh can tả hỏa
*) Bài thuốc: Hầu thị Hắc tán ("Kim quỹ yếu lược")
- Cúc hoa
|
40g
|
- Bạch truật
|
10g
|
- Tế tân
|
03g
|
- Phục linh
|
03g
|
- Phòng phong
|
03g
|
- Mẫu lệ
|
03g
|
- Cát cánh
|
08g
|
- Nhân sâm
|
03g
|
- Phàn thạch
|
03g
|
- Hoàng cầm
|
05g
|
- Đương quy
|
03g
|
- Can khương
|
03g
|
- Xuyên khung
|
03g
|
- Quế chi
|
03g
|
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Trong "Kim quỹ yếu lược", Trương Trọng Cảnh đã sử dụng bài thuốc này liệt thành bài thuốc đầu tiên chữa chứng trúng phong có tác dụng giảm huyết áp vừa giảm mỡ. Trong bài thuốc lượng dùng của Cúc hoa lớn gấp nhiều lần các vị khác bởi trong các Y văn từ xưa đều ghi Cúc hoa có thể "Bình can hỏa, tắt nội phong". Cúc hoa có thể chữa gốc của phong, phối hợp với 12 vị thuốc khác để đạt tới hiệu quả thanh can tá hỏa, kiện tỳ khu đờm, hoạt huyết thông ứ.
*) Chứng trạng: Thân thể mệt mỏi, lưng mỏi, gối mềm, bụng trướng, ăn kém, tai ù hoa mắt, kinh nguyệt không đều, tiểu ít phù thũng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế.
*) Pháp điều trị: Kiện tỳ bổ thận
*) Bài thuốc: Giáng Chi Keo nang
- Tang ký sinh
|
15g
|
- Tiên linh tỳ
|
15g
|
- Trạch tả
|
15g
|
- Ngọc trúc
|
15g
|
- Sung úy tử
|
15g
|
- Sơn tra
|
15g
|
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Bài thuốc này dùng Tang ký sinh, Tiên linh tỳ, Trạch tả, Ngọc trúc cùng bổ âm dương của thận; Sung úy tử, Sơn tra hoạt huyết hành trệ; Các thuốc phối ngũ với nhau, bổ mà không nhớt, khu ứ mà không lo khắc nhạt, để đạt được hiểu quả chữa bệnh.
1.2. Phòng bệnh:
Tăng cường tập thể dục, khống chế ăn uống mỡ động vật, tăng cường mỡ thực vật.
Theo "KẾT HỢP ĐÔNG - TÂY Y CHỮA MỘT SỐ BỆNH KHÓ"
GS. Bành Văn Khìu và cộng sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét