Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Muồng Trâu



MUỒNG TRÂU

Tên khác: Muồng lác
Tên khoa học: Cassia alata L., họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả:
Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 - 12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40cm, có 8 - 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ  hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 - 14cm, rộng 5 - 6cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30 - 40cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài 8 - 16cm rộng 15 - 17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của qủa. Qủa có tới 60 hạt.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, có nhiều ở miền Nam và miền Trung.
Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Cassiae alatae), quả, thân.
Tác dụng dược lý:
Nghiên cứu gần đây ở nước ngoài cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS.
Cao lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm giảm có ý nghĩa thống kê 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin ở chuột nhắt trắng bị gây viêm cấp bằng CCl4.
Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm lượng collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4 ( P < 0,01 ).
Cao nước lá muồng trâu có tác dụng chống viêm mạn tốt, làm giảm 26,6 % trọng lượng u hạt ở chuột cống trắng bị gây bởi amian (P < 0,05 ).
Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64 % lượng mật sinh ra ở chuột nhắt trắng.
Cao nước lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính.
Thành phần hoá học:
- Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
- Trong rễ có 2 dẫn chất anthraquinon đã được phân lập: (Tiwari Ram.D. và Yadava D.P. 1971): 1,3,8-OH, 2-CH3 -anthraquinon; 1,5-OH, 2-CH3 , 8-OCH3, 3-O-glucosyl anthraquinon.
- Rai K. N; Prasad S. N chiết xuất và phân lập được 1,5- dihydroxy- 2- methyl anthraquinon- 1,0- netinosid từ cành muồng trâu.
- Hemlata Kalidhar cũng chiết xuất được một anthron từ cành và xác định 3.formyl,  1,6,8,10- tetrahydroxy anthron.
- Năm 1993, Hamlata Kalidhar đã chiết từ cành một chất đặt tên là alatinon với cấu trúc là 1,5,7- trihydroxy- 3- methyl anthraquinon.
Sau đó, Kelli T. Rosa, Ma. Zeukun, KuWei đã xác định lại cấu trúc của alatinon là 1,6,8- trihydroxy- 3- methyl anthraquinon. Như vậy alatinon thực chất là emodin.
- Hemlata Kalidhar S.B đã phân lập một anthraquinon đặt tên là alatonan có cấu trúc là 2.formyl, 1,3,8- trihydroxy anthraquinon.
Từ dịch chiết cồn của lá muồng trâu, planichamy S.và Nagarajan S đã tách riêng một flavonglucosid là kaempferol - 3 – O – sophorosid. Chất này có hoạt tính chồng viêm khá mạnh.
- Hai chất flavonosidglucosid mới cũng được Gupta Dipti; Singh J. tách từ hạt muồng trâu là chrysoeriol - 7 – O - (2’’ – O - β - D – manno pyranosid) - β - D –allopyranosid và rhamnetin – 3 – O – (2’’ – O - β - mannoipyranosyl) - β - D – allopyrannosid.
- Trong hạt muồng trâu còn có khoảng 15% protein. Các acid béo không no khoảng 60% , lượng acid béo toàn phần chủ yếu gồm các acid béo 18 carbon.
Ngoài ra, còn có các chất như Ca, Mg, Na, Mn, trong đó Ca chiếm tỷ lệ cao nhất (17mg/100g).



Công năng: Nhuận gan, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu thực, nhuận tràng, sát trùng, chỉ dương (ngừng ngứa).
Công dụng: Chứng táo bón, nhiều đờm, phù thũng, đau gan, da vàng. Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kinh, thấp chẩn.
Cách dùng, liều lượng:
- Ngày dùng 4-5 g (nhuận tràng), dạng thuốc sắc.
- Dùng ngoài: Lượng thích hợp, rửa sạch và cạo tróc vẩy hắc lào, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi vò, sát vào chỗ bị hắc lào.
Bài thuốc:
1. Chữa táo bón: Muồng  trâu 20g, Chút chít 20g, Đại hoàng 4-6 g sắc uống trong ngày.
2. Chữa hắc lào:
+ Lá muồng trâu tươi giã nát, lấy nước bôi thêm ít muối hoặc dịch quả chanh tác dụng càng mạnh hơn.
+ Lá muồng trâu đem nghiền nát. Đổ vào đó nước đun sôi có pha natri fluorid, để yên trong 24h, rồi lọc qua vải. Thêm vào bã ít cồn 900, ngâm 24h rồi ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước lại, có tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri fluorid. Có thể chế thuốc 1/5 từ cao.
3. Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.
4. Chữa viêm thần kinh tọa: Muồng trâu 24g, cây lức 20g, Thần thông, rễ Nhàu, Kiến cò, mỗi vị 12g, Đỗ trọng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
5. Chữa ban trái (ban chẩn): Lá Muồng trâu 8g, Hương bài 10g, đọt Tre non, Ké đầu ngựa, Mùi tàu, cây Lức. mỗi vị 8g, Mức hoa trắng 6g, vỏ Quýt 4g, Đăng tâm 2g, sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.


Bài viết tham khảo: www.thuocdongduoc.vn

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Cây Bụp Giấm (Hồng Hoa)







Tên khoa học: Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae).
Mô tả: Cây sống một năm, cao 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
Bộ phận dùng: Đài quả, lá.
Phân bố: Cây này có nguồn gốc ở Tây Phi và được dùng để lấy lá, đài hoa dùng làm rau chua. ở nước ta, từ lâu cây Bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam bộ.ở miền Bắc, cây này được trồng thí điểm ở vùng Hà tây và Bắc Thái. Từ đầu thập niên 90 đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận  (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng xuất khoảng 400 -800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về  trạng thái tươi.
Thu hái: Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.






Tác dụng dược lý: Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng.  Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm  (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn  như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus...






Thành phần hoá học:
Cả lá, đài hoa Bụp giấm giầu về acid và protein. Các acid chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và clorid hibiscin là những chất có tính kháng sinh.
Hoa chứa một chất mầu vàng loại flavonol glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin.  Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.
Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương tự như dầu hột  bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.
Công năng: Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut...






Công dụng:
Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xiro.  Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut.  Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm.  Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.







Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của Bụp giấm.
Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.
Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận.  Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.
Ở Myanma, hạt Bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
Ở Philippin, rễ Bụt giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.
Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.
Cách dùng, liều lượng: Sử dụng dưới dạng rượu vang, trà.
Ghi chú: Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.






Bài viết tham khảo: www.thuocdongduoc.vn 
Photo by nhattrang - 05.12.2012

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

cứ ngỡ...

cứ ngỡ vầng trăng vàng vẫn thế
chợt đến gần trăng tỏa ánh hồng quang...

 5:54pm 25.11.2012

 6:17pm 25.11.2012

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

vầng sáng nửa đêm khuya...

nửa đêm trăng còn thức
có tiếng ai vọng về
gọi hồn người tỉnh mộng
giấc hồ điệp mông lung...





23.11.2012

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển


Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường:

STT
Tên cây/dược liệu
Tên khoa học
1.               
Sâm Ngọc linh
Panax vietnamensis Ha et Grushv, Araliaceae
2.               
Trinh nữ hoàng cung
Crinum latifolium L., Amaryllidaceae
3.               
Đại hồi
Illicium verum Hook.f., Illiciaceae
4.               
Actisô
Cynara scolymus L., Asteraceae
5.               
Quế
Cinnamomum cassia Presl.;Cinnamomum spp., Lauraceae
6.               
Tràm
Melaleuca cajuputi Powell, Myrtaceae
7.               
Hoa hòe
Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Fabaceae
8.               
Kim tiền thảo
Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., Fabaceae
9.               
Đương quy
Angelica sinensis (Oliv.) Diels, Apiaceae
10.           
Hoài sơn
Dioscorea persimilis Prain et Burkill, Dioscoreaceae
11.           
Sinh địa
Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch., Scrophulariaceae
12.           
Hà thủ ô đỏ
Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, Polygonaceae
13.           
Cúc hoa vàng
Chrysanthemum indicum L., Asteraceae
14.           
Ngưu tất
Achyranthes bidentata Blume, Amaranthaceae
15.           
Ba kích
Morinda officinalis How., Rubiaceae
16.           
Diệp hạ châu
Phyllanthus urinaria L.; P. amarus Schum. et Thomn., Euphorbiaceae
17.           
Xuyên khung
Ligusticum wallichii Franch., Apiaceae
18.           
Đảng sâm
Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.; C. javanica (Blume) Hook.f., Campanulaceae
19.           
Bạch chỉ
Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook.f.; A. dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f. var. formosana (Boiss.) Shan et Yuan, Apiaceae
20.           
Đinh lăng
Polyscias fruticosa (L.) Harms, Araliaceae
21.           
Ích mẫu
Leonurus japonicus Houtt., Lamiaceae
22.           
Kim ngân
Lonicera japonica Thunb.; L. dasystyla Rehd.; L. confusa DC.; L. cambodiana Pierre, Caprifoliaceae
23.           
Mạch môn
Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl, Asparagaceae
24.           
Sen

Nelumbo nucifera Gaertn., Nelumbonaceae
25.           
Ý dĩ
Coix lachryma-Jobi L., Poaceae
26.           
Bạch truật
Atractyloides macrocephala Koidz, Asteraceae
27.          
Linh chi
Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst.,
Ganodermataceae
28.           
Bách bộ
Stemona tuberosa Lour., Stemonaceae
29.           
Bình vôi
Stephania glabra (Roxb.) Miers, Menispermaceae
30.           
Thiên niên kiện
Homalomena occulata (Lour.) Schott, Araceae
31.           
Cát cánh
Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC., Campanulaceae
32.           
Huyền sâm
Scrophularia buergeriana Miq.; Scrophularia ningpoensis Hemsl., Scrophulariaceae
33.           
Thiên môn
Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr., Asparagaceae
34.           
Bạc hà
Mentha arvensis L., Lamiaceae
35.           
Tục đoạn
Dipsacus japonicus Miq., Dipsacaceae
36.           
Sa nhân
Amomum villosum Lour.
Amomum longiligulare T.L.Wu
Zingiberaceae
37.           
Nghệ
Curcuma longa L., Zingiberaceae
38.           
Hương phụ
Cyperus rotundus L; Cyperus stoloniferus Retz., Cyperaceae
39.           
Hoàng Liên
Coptis teeta Wall.
Coptis chinensis Franch
Coptis quinquesecta Wang, Ranunculaceae
40.           
Đỗ trọng
Eucommia ulmoides Oliv. Eucommiaceae


Nguồn: Quyết định số 15/QĐ-BYT ngày 04.01.2012